I. Cơ sở pháp lý:

  • Luật Xây Dựng
  • Các Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Xây dựng, hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động xây dựng…
  • Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 Ban hành định mức xây dựng.

II. Quy trình tư vấn thiết kế

Bước 1: Đơn vị Tư vấn và Chủ đầu tư gặp nhau để trao đổi thông tin. Công ty tư vấn cần hiểu rõ nhu cầu, yêu cầu của Chủ đầu tư để tư vấn cho chủ đầu tư về tòa nhà.

     Đây là một bước quan trọng trong quy trình. Đặc biệt đối với những người mới xây nhà lần đầu. Tư vấn tổng quan giúp gia chủ hình dung tổng thể về ngôi nhà, dự án. Kiến trúc sư hiểu rõ những nhu cầu thực tế, cũng như mong muốn của gia chủ cho tòa nhà. Kiến trúc sư công ty sẽ trao đổi trực tiếp với chủ đầu tư để nắm các thông tin cần thiết. Những lời khuyên được đưa ra để cân đối phù hợp giữa mong muốn thực tế của gia chủ và tổng mức đầu tư.

Những thông tin trao đổi chính ở bước 1:

  • Địa điểm xây dựng?
  • Quy mô xây dựng: diện tích, số tầng, công năng từng tầng?
  • Khái toán sơ bộ chi phí xây dựng.

Bước 2: Tiến hành khảo sát thự tế khu đất, lên phương án thiết kế ý tưởng (Concept) 

 Những nội dung công việc thực hiện ở bước 2: Kiến trúc sư nắm được khu vực xây dựng về cảnh quan, giao thông,cấp điện, cấp thoát nước… KTS tiến hành thiết kế ý tưởng từ nhu cầu của Gia chủ ở Bước 1. Kỹ sư nắm được địa chất khu vực xây dựng. Kỹ sư kết hợp phương án kết cấu cùng với KTS để có phương án thiết kế Concept concept phù hợp ở giai đoạn này.

Sản phẩm ở bước 2: Hồ sơ thiết kế Concept

  1. Phần kiến trúc: bản vẽ mặt bằng tổng thể công trình. Bản vẽ công năng các tầng, Bản vẽ mặt cắt công trình, Bản vẽ mặt đứng chính công trình, bản vẽ định hướng phối cảnh 3D
  2. Phần kết cấu: Bản vẽ Mặt bằng sơ bộ kích thước móng, Bản vẽ định vị cột, Bản vẽ mặt bằng tiết diện dầm sàn.
  3. Phần điện nước: Bản vẽ mặt bằng thoát nước mái, Bản vẽ định vị hệ thống thoát nước thải. ( vị trí bố trí bể phốt, bể ngầm…) bản vẽ cấp điện tổng thể.

(Bước 2 có thể lặp lại nhiều lần cho tới khi các bản vẽ Concept trên được chủ đầu tư đồng ý phê duyệt)

Bước 3: Triển khai hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công , Dự toán từ hồ sơ thiết kế Concept được phê duyệt.

Những nội dung công việc thực hiện ở bước 2: Kiến trúc sư tổ chức triển khai bản vẽ thi công phấn kiến trúc, nội ngoại thất, phối cảnh 3D mặt tiền, phối cảnh 3D các khu chức năng. Kỹ sư thiết kế kết cấu lập mô hình tính toán tòa nhà, triển khai bản vẽ kết cấu (chi tiết thép móng, cột, dầm. sàn, cầu thang…) Kỹ sư điện thể hiện các bản vẽ về hệ thống điện của toàn nhà, Kỹ sư nước thể hiện các bản vẽ liên quan cấp thoát nước cho tòa nhà. Trong quá trình thực hiện thường kiến trúc sư sẽ chủ nhiệm dự án kết nối các bộ môn với nhau. Kỹ sư kinh tế xây dựng thực hiện tính toán chi phi xây dựng cho toàn bộ dự án (phần thô và phần hoàn thiện).

Sản phẩm ở bước 3: Hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công

  1. Phần kiến trúc: Bản vẽ mặt bằng tổng thể công trình. Bản vẽ chi tiết công năng các tầng, Bản vẽ chi tiết kích thước các tầng, Bản vẽ chi tiết mặt cắt công trình, Bản vẽ chi tiết các mặt đứng công trình, bản vẽ chi tiết cửa, bản vẽ chi tiết nội thất, trần đèn thạch cao… bản vẽ phối cảnh 3D Nội Ngoại thất.
  2. Phần kết cấu: Bản vẽ chi tiết kích thước móng, Bản vẽ chi tiết định vị cột, Bản vẽ mặt bằng tiết diện dầm sàn. bản vẽ tiết thép cho các cấu kiện kết cấu móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, lanh tô bổ trụ… thống kê cốt thép toàn bộ sử dụng cho tòa nhà.
  3. Phần điện: Sơ đồ nguyên lý điện tòa nhà. Bản vẽ cấp điện tổng thể, bản vẽ cấp điện từng tầng, sơ đồ bố trí điện từng tầng ( vị trí ổ cắm, công tắc..), điều hào cho tòa nhà. thống kê phần điện
  4. Phần nước: Bản vẽ mặt bằng thoát nước mái, Bản vẽ định vị hệ thống thoát nước thải. ( chi tiết bố trí bể phốt, bể ngầm…), chi tiết cấp thoát nước khu bếp, khu vệ sinh, sân thượng… Bản vẽ lắp đặt thiết bị, thống kê phần nước.
  5. Dự toán chi phí công trình theo hồ sơ thiết kế:

– Chi phí phần thô: Phần kết cấu Bê tông cốt thép (Móng, cột, dầm, sàn , cầu thang và tường xây, tô tường, vào nền tầng 1)

– Chi phí phần hoàn thiện : ốp tường, lát nền, công tác sơn bả, chống thấm, công tác ốp lát đá cầu thang, trần thạch cao, Cửa nhôm kính, lan can cầu thang, thiết bị vệ sinh,điều hòa, thiết bị điện, camera, nội thất (bếp, thiết bị bếp, bàn ghế, tủ quần áo, chăn ga gối nệm, đồ deco trang trí….

Bước 4: Giám sát tác giả trong quá trình thi công và chỉnh sửa thiết kế nếu có thay đổi trong quá trình thi công.

( Đơn vị thiết kế phối hợp với đơn vị thi công trong quá trình thực hiện xây dựng tòa nhà để cùng tạo ra sản phẩm tốt nhất cho Chủ đầu tư.)